Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

VỀ CÁC ĐỢT TẤN CÔNG SAU TẾT MẬU THÂN 1968

PGS, TS. HỒ KHANG


Sau thắng lợi vang dội của "Tết Mậu thân"[1], thực hiện Nghị quyết của BCT tháng 4-1968, trong tháng 5 và tháng 8- 1968, quân và dân miền Nam trên chiến trường mở tiếp các đợt tiến công đồng loạt mà hướng chính vẫn nhằm vào đô thị. Trong điều kiện yếu tố bất ngờ không còn, đối phương đã tăng cường phòng thủ đô thị, lực lượng quân giải phóng bị tổn thất chưa kịp phục hồi và bổ sung, việc quân giải phóng vẫn nhằm vào đô thị, liên tiếp mở thêm các đợt tiến công và nổi dậy, dù có gây cho đối phương những thương vong nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh nhưng phía VNDCCH cũng bị tiêu hao lớn. Hơn nữa, nhân lúc quân giải phóng dồn sức đánh vào đô thị, bỏ ngỏ trận địa Nông thôn, đối phương kịp thời tận dụng cơ hội đó để tung quân chiếm lại các vùng vừa bị mất trong dịp Tết Mậu thân. 

CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG VÀ NGHI BINH CHIẾN LƯỢC CHO ĐÒN TẾT MẬU THÂN 1968


PGS, TS. Hồ Khang[*]
Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân là cả một quá trình nỗ lực phấn đầu, khắc phục nhiều gian khổ, khó khăn của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược, của các cấp lãnh đạo, chỉ huy trên chiến trường, của quân và dân hai miền Nam, Bắc Việt Nam.
Ngay từ tháng 5 năm 1967, sau thắng lợi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, mùa khô 1966-1967, căn cứ vào Dự thảo kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị Trung ương Đảng LĐVN thông qua lần 1, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các chiến trường vừa đẩy mạnh đợt tác chiến mùa mưa 1967, vừa gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc tiến giữa năm 1968, trên thực tế, quân và dân trên cả hai miền đã đi vào chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

CÓ THẬT MỸ KHÔNG THUA VỀ QUÂN SỰ TRONG TẾT MẬU THÂN KHÔNG?





PGS,TS. HỒ KHANG
Tết Mậu Thân cùng những hậu quả của nó, cho đến hôm nay, vẫn còn là một nghịch lý trong tâm trí của giới quân sự, chính trị và một số tác giả Mỹ. Bởi theo họ, điều trớ trêu của Tết là ở chỗ: “Cộng sản đã thua trên chiến trường nhưng lại thắng về chính trị ngay trên nước Mỹ”. Không chỉ khi còn là Tư lệnh chiến trường tại miền Nam Việt Nam mà lúc đã bị triệu hồi về nước và nhiều năm sau đó, Tướng W. Oét-mo-len vẫn luôn khẳng định rằng, trong dịp Tết Mậu Thân, quân đội Mỹ sắp giành được thắng lợi quyết định thì lại bị các nhà dân sự trong chính phủ Mỹ cùng các nghị sĩ Quốc hội Mỹ buộc phải bỏ cuộc. Theo ông, Tết là một khúc ngoặt của cuộc chiến tranh; có điều, khúc ngoặt đó lẽ ra dẫn đến thắng lợi của Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam thì ngược lại, nó dẫn tới thất bại của Mỹ!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

TẾT MẬU THÂN 1968 – CỘT MỐC LỚN TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM



PGS, TS. HỒ KHANG[1]
          Cuộc chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) là đỉnh cao nhất trong toàn bộ nỗ lực chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975). Cuộc chiến tranh đó, đến giữa năm 1967, đã trải qua hai năm. Trong khoảng thời gian này, Mỹ ồ ạt tăng quân và phương tiện chiến tranh vào miền Nam, liên tiếp tung ra hai cuộc phản công chiến lược với hàng nghìn cuộc hành quân “tìm diệt” của quân Mỹ và quân đồng minh đánh sâu vào toàn bộ hệ thống căn cứ địa cũng như vùng giải phóng của cách mạng miền Nam. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ đánh phá. Trước sự hung hãn tột độ của đế quốc Mỹ, cả thế giới lo lắng dõi theo cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Việt Nam – một đất nước nhỏ bé, thua kém Mỹ nhiều lần về sức mạnh kinh tế, quân sự, có đương đầu được với đế quốc Mỹ.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA ĐÒN TIẾN CÔNG TẾT MẬU THÂN


PGS, TS. Hồ Khang
Sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam, từ bao năm qua chẳng những đã trở thành một chủ đề gây tranh luận sôi nổi của giới học thuật trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học nước ngoài. Trong tác phẩm Giải phẫu một cuộc chiến tranh, giáo sư sử học Mỹ G. Côncô từng nhận định Tết Mậu Thân 1968 là sự kiện “quan trọng nhất và phức tạp nhất”[1] của cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam.
Bốn mươi năm đã trôi qua, sự kiện lịch sử này vẫn còn những nhận xét, đánh giá khác biệt trong giới sử học, mà một trong những điều nổi lên là đi sâu tìm hiểu kỹ hơn nữa quá trình hình thành ý đồ chiến lược và mục đích đích thực của cơ quan chỉ đạo chiến lược Việt Nam trong việc mở cuộc tiến công lịch sử này - cuộc tiến công táo bạo nhất: đồng loạt đánh vào toàn bộ các đô thị trên toàn miền Nam!

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

BÀN THÊM VỀ TÁC ĐỘNG TẾT MẬU THÂN





PGS,TS. HỒ KHANG
        Tết Mậu thân, thoắt đó mà đã 25 năm trôi qua. Nhưng cho đến nay, kết quả và tác động của sự kiện “TẾT” Mậu Thân vẫn còn là một đề tài khoa học không ngừng gây ra nhiều ý kiến tranh luận. Có điều, ngay từ khi “TẾT Mậu thân” bùng nổ tới nay, với niềm tin không hề lay chuyển, giới quân sự Mỹ vẫn khẳng định: Trong Tết Mậu thân, quân đội Mỹ không thua trên chiến trường, nhưng đối phương lại giành được thắng lợi về tâm lý và chính trị ở ngay nước Mỹ (!). Nhà báo danh tiếng Đôn 0-bơc-đôi-phơ  (Don Oberdoifer) - người đã chứng kiến trực tiếp đòn Tết Mậu thân ở miền Nam, đã giành nhiều tâm sức điều tra về sự kiện này để viết cuốn TẾT, cũng khẳng định: “Cái trớ trêu của cuộc tấn công Tết Mậu thân là ở chỗ Cộng sản đã thua trên chiến trường nhưng đã thắng về chính trị trên nước Mỹ”(1).

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC “TẾT MẬU THÂN” 1968*



PGS,TS. Hồ Khang
      Sự kiện lịch sử “Tết Mậu thân 1968” tại miền Nam Việt Nam lùi xa đã hơn 1/3 thế kỷ! Nhưng thời gian không hề làm cho sự kiện lịch sử này bị nguội lạnh mà nó vẫn luôn được thức dậy trong các giới chính trị, quân sự, sử học, báo chí… cả ở Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Từ bao năm qua và cho đến hôm nay, đây đã và vẫn đang còn là một chủ đề gây tranh luận. Như một khối thuỷ tinh nhiều chiều cạnh, “Tết Mậu thân” thâu nạp nhiều nguồn ánh sáng để tự phản quang thành nhiều diện, nhiều hình. Người đứng ở góc độ này, tưởng mình đã thấy được toàn thể. Người đứng ở góc độ kia lại như thấy chưa biết nhận diện ra sao. Có người tự nhận mình mới chỉ nhìn thấy một chiều, một cạnh khía nhất định.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

"TẾT MẬU THÂN - 1968" QUA NHỮNG CON SỐ



PGS, TS Hồ Khang
                            Viện Lịch sử QS
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân - 1968 không chỉ sau này mà ngay từ khi xảy ra, đã thu hút sự quan tâm, tìm hiểu, đánh giá, bình luận của giới chính trị, quân sự, sử học và báo chí trong nước Mỹ cũng như nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Xung quanh sự kiện lịch sử "quan trọng nhất và phức tạp nhất này" của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ - như nhìn nhận của Giáo sư sử học G. Côncô, cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt. Sở dĩ có tình hình trên đây là bởi quan điểm xem xét của các tác giả, nguồn tài liệu từ hai phía Mỹ và Việt Nam còn hạn chế và chưa được thẩm định kỹ lưỡng; mặt khác, tính đa diện, sự phức tạp của hiện tượng Tết Mậu Thân - 1968, của thời kỳ lịch sử trước, trong và sau Tết Mậu Thân đã là những nguyên nhân dẫn tới tình hình trên đây.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

KẾT HỢP ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO VỚI ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)



PGS.TS. Hồ Khang
 Viện Lịch sử quân sự
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của toàn dân thể dân tộc Việt Nam là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Trong suốt tiến trình kháng chiến, Đảng LĐVN, Nhà nước Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân kết hợp với sức mạnh của thời đại, tiến công đối phương trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - tư tưởng, nhằm đánh bại ý chí xâm lược của kẻ xâm lược. Nhận thức rằng, "quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến"[1], Đảng LĐVN luôn nắm vững mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao, nâng ngoại giao thành một mặt trận có ý nghĩa chiến lược phối hợp chặt chẽ với các mặt trận quân sự, chính trị trong chiến tranh, giành thắng lợi quyết định trên chiến trường và củng cố, mở rộng thắng lợi đó bằng hoạt động ngoại giao.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 9 - KHE SANH XUÂN HÈ 1968



PGS, TS. HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Cách đây hơn 40 năm, đã diễn ra trận chiến quyết liệt ở khu vực đường số 9 - Khe Sanh tại miền tây Quảng Trị giữa quân đội Mỹ và lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam. Mở màn trước đòn tiến công Tết Mậu thân 1968 đúng 10 ngày và kết thúc thắng lợi sau hơn 170 ngày đêm tấn công, vây hãm, giam chân một lực lượng lớn quân đội Mỹ, buộc quân Mỹ phải rút bỏ khỏi căn cứ lớn quan trọng sau những hao tổn nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968 của quân và dân miền Nam thuở ấy tạc vào lịch sử hiện đại Việt Nam như biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

TÂY BẮC - ĐIỆN BIÊN - TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM


Bản đồ Tây Bắc
PGS. TS. Hồ Khang
Đại tá Nguyễn Huy Cầu
 Sau những năm dài kháng chiến, đến 1953 – 1954, miền Tây Bắc điệp trùng đồi núi của Tổ quốc trở thành chiến trường chính trong cuộc chiến tranh giữa thực dân Pháp, can thiệp Mỹ với nhân dân Việt Nam. Tại đây, quân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, đánh sập ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng tại sao đến mùa khô 1953 – 1954, Tây Bắc mới trở thành nơi định đoạt số phận cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất? Để lý giải, phải xem xét diễn biến tình hình liên quan tới cuộc chiến cũng như sự chỉ đạo tầm chiến lược của Đảng LĐVN đối với toàn cục và đối với chiến trường Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ “MIỀN ĐẤT LỬA” VĨNH LINH THỜI CHỐNG MỸ



PGS. TS Hồ Khang
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
P. Nora[1], sử gia người Pháp, từng nhận định rất đúng: có hai thứ lịch sử. Loại thứ nhất là lịch sử trong trí tuệ thuần túy, thứ lịch sử chỉ còn lưu lại trong sách vở, bị lãng quên, bị phân giải thành những thông tin mất hết sức sống của nó. Loại thứ hai, trái lại, trở thành ký ức, trở thành cái cấu tạo nên tinh thần của đời sống thực tại. Nhắc lại lịch sử “miền đất lửa” Vĩnh Linh những tháng năm toàn dân tộc gồng mình đánh Mỹ vì nền độc lập, tự do, thống nhất đất nước chính là nói đến cái lịch sử - ký ức đó. Bởi lẽ, với tất cả những gì từng diễn ra trên vùng đất này những ngày năm xưa ấy,Vĩnh Linh có đủ trong nó tư cách của một chiến trường khốc liệt, một tuyến đầu của hậu phương miền Bắc, một hậu phương trực tiếp của tiền tuyến miền Nam, một địa danh tạc vào lịch sử hiện đại như một biểu tượng cho của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH VIỆT NAM



PGS, TS. Hồ Khang
Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương; công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân về nước. Đây là một cột mốc quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc của toàn quân, toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam.

LIÊN QUÂN LÀO - VIỆT PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM – XIÊNG KHOẢNG (1972)



PGS.TS. Hồ Khang
 Viện Lịch sử quân sự
Cùng uống chung dòng nước ngọt ngào của sông Mê Kong, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn – Phù Luổng hùng vĩ và trong trường kỳ giữ nước luôn phải đối mặt với những kẻ thù chung, nên vì thế, liên minh chiến đấu Việt – Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hình thành một cách tự nhiên như chính yêu cầu của lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, liên minh chiến đấu Việt – Lào ngày càng được củng cố bền chặt, gắn liền với những chiến công vang dội trên chiến trường, mà một trong những chiến công như thế là chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng năm 1972.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

KHU KHÁNG CHIẾN HẠ LÀO: BIỂU TƯỢNG SINH ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 -1954)



PGS, TS  Hồ Khang
                                         Viện Lịch sử quân sự
Trong lịch sử phát triển của thế giới đương đại, hiếm thấy có những quốc gia, dân tộc nào có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như Việt Nam và Lào. Từ lúc phôi thai cho tới nay, cách mạng hai nước luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trải qua năm tháng, sự đoàn kết của nhân dân hai nước đã trở thành một quy luật tất yếu của lịch sử, tạo thành sức mạnh vô địch, đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, đem lại độc lập tự do cho nhân dân mỗi nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, quân và dân Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các chiến trường Lào, cùng nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu và chiến thắng, viết nên “mối tình đoàn kết đặc biệt”; trong đó, việc cùng nhau xây dựng, phát triển Khu kháng chiến Hạ Lào(1) là một minh chứng điển hình.

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BA THỨ QUÂN VỚI CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA KHÔNG QUÂN VÀ HẢI QUÂN MỸ (1965-1972)


Chống phá miền Bắc nhằm hỗ trợ cho nỗ lực quân sự ở miền Nam luôn là một ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song song với quá trình đưa lục quân Mỹ vào miền Nam, Mỹ dùng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn, với cường độ ngày càng khốc liệt, ngày càng dữ dội.
Từ năm 1965, chiến tranh lan rộng ra cả nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (khoá III) tháng 3.1965 quyết định chuyển toàn bộ hoạt động miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm bảo đảm cho miền Bắc có đủ sức mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của hai quân chủng “át chủ bài” trong lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ hậu phương lớn - vai trò có ý nghĩa thường xuyên quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

TÂY NGUYÊN - ĐÒN QUYẾT CHIẾN MỞ ĐẦU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975


                   PGS, TS. Hồ Khang
  Viện lịch sử quân sự Việt Nam
          Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, cho đến năm 1974, đã trải qua chặng đường dài hai mươi năm với biết bao gian khổ hy sinh vì nền tự do, độc lập và vẹn toàn sông núi của Tổ quốc Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, vượt qua những thử thách sống còn, toàn dân, toàn quân Việt Nam, triệu người như một đã bền lòng chiến đấu, vững tin vào thắng lợi cuối cùng, đưa sự nghiệp Đại nghĩa thống nhất non sông về một mối, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà Đồng khởi mùa Xuân 1960, Tết Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và “Điện Biên Phủ trên không” là những mốc son chói lọi. Những thắng lợi to lớn và toàn diện trên chiến trường của toàn quân và dân miền Nam  đã buộc đối phương phải ký kết Hiệp định Pari mà ý nghĩa cơ bản nhất của sự kiện quan trọng này là “Mỹ phải ra, quân ta thì ở lại”, mở ra giai doạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

IA ĐRĂNG - “TRẬN ĐÁNH LÀM THAY ĐỔI CUỘC CHIẾN TRANH”




  PGS, TS. HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Trong lịch sử cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (1954 - 1975), chiến dịch Plây Me - hoặc chiến dịch thung lũng Ia Đrăng như một số sách báo thường viết, được biết tới như một trận chiến đẫm máu giữa lực lượng chính quy của hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hoà vào mùa thu năm 1965 tại vùng thung lũng, dưới chân núi Chư Pông ngút ngàn cây cối với những bãi cỏ rộng xen kẽ nương rẫy của đồng bào dân tộc rất thuận lợi cho việc đổ quân và ém giấu lực lượng ở phía Tây Nam thị xã Plây Ku. Thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh, toan tính của mỗi bên cũng như mức độ quyết liệt của cuộc giao tranh này và những tác động sau đó