Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Điện Biên Phủ - địa danh đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là biểu tượng chiến thắng của các dân tộc bị áp bức trước chủ nghĩa thực dân cũ. 60 năm trôi qua sau sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày nào, song đối với giới nghiên cứu, nhiều chiều cạnh của kỳ tích mang tên “Điện Biên Phủ”, trong đó có sự đóng góp, vai trò của Trung Quốc, vẫn tiếp tục cần được chiếu rọi, nghiên cứu. Trong tham luận này, chúng tôi đặt mục tiêu làm sáng tỏ sự ủng hộ của Trung Quốc trên hai phương diện: Viện trợ vật chất và giúp đỡ bồi dưỡng tác chiến.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

CHIẾN THẮNG NÚI THÀNH Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC

PGS, TS Hồ Khang[1]
Cách đây 45 năm, vào đêm 25 rạng ngày 26 tháng 5 năm 1965, chấp hành Chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân khu 5: “Phải đánh tiêu diệt một đơn vị Mỹ để hạ uy thế quân Mỹ ngay từ đầu, tìm hiểu cách đánh của chúng, rút kinh nghiệm đánh Mỹ cho ta, cổ vũ khí thế đánh Mỹ trong toàn Khu”[2, Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 và 12 chiến sĩ đặc công thuộc Đại đội đặc công VI6 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tập kích tiêu diệt gọn một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ tại cứ điểm Núi Thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặt trong bối cảnh cuộc chiến lúc bấy giờ, chiến thắng Núi Thành đã vượt xa ý nghĩa của một trận đánh thông thường, trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, có sức cổ vũ to lớn đối với quân và dân Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

TRẬN ĐÁNH TRÊN SÔNG BA RÀI - GIÁ TRỊ VƯỢT HƠN MỘT TRẬN ĐÁNH

             Hồ Khang & Trần Ngọc Long
Trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975), cùng với việc triển khai các chiến lược chiến tranh, Mỹ đồng thời thực hiện nhiều hình thức, chiến thuật được mệnh danh là "tân kỳ” hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang miền Nam, đè bẹp sự kháng cự của nhân dân miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, như lịch sử đã chứng tỏ, tất thảy những hình thức chiến thuật đó, sau một thời gian được áp dụng ở miền Nam, cuối cùng đã bị hoàn toàn thất bại. Trên chiến trường sông nước Tiền Giang cũng vậy, nếu như Ấp Bắc được coi là trận thắng tiêu biểu, mở đầu cho sự phá sản của chiến thuật "trực thăng vận" và "thiết xa vận", thì Ba Rài cũng là một trận thắng tiêu biểu mở đầu cho sự phá sản chiến thuật "hạm đội nhỏ trên sông" của Mỹ, quân đội và chính quyền Sài Gòn trong "chiến tranh cục bộ".