Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng
TÓM TẮT
Chiến tranh nhân dân không là một hiện tượng xa lạ trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là một thứ “bảo bối” giúp dân tộc Việt Nam đánh bại những đội quân xâm lược lớn mạnh. Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lĩnh vực quân sự; tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh mà nội dung cốt lõi là về chiến tranh nhân dân không chỉ có sức mạnh hiện thực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mà còn được vận dụng trong thời bình, trong xây dựng quân đội, xây dựng hậu phương quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân… Đó là hệ thống quan điểm về quân sự và những vấn đề có liên quan đến quân sự, thể hiện quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, giữa chính trị và quân sự trên nền tảng do dân và vì dân.
Bài viết nhằm làm rõ nội dung tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn hiện tại.
Từ khóa: Chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, tư tưởng quân sự, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc

Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng về chiến tranh nhân dân chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Kế thừa tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa quân sự nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trở thành nền tảng căn bản trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, soi rọi chặng đường 30 năm chiến tranh cách mạng của dân tộc, góp phần phát triển truyền thống quân sự Việt Nam; đồng thời là cơ sở quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân cả lịch sử và hiện tại.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, HẬU PHƯƠNG CỦA CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA, CHIẾN TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI THỜI KỲ MỚI

PGS.TS. Hồ Khang,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Căn cứ địa, hậu phương là nơi tích lũy và phát triển lực lượng  về mọi mặt, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, là nền tảng để phát triển, mở rộng khởi nghĩa, mở rộng kháng chiến. Mọi cuộc khởi nghĩa, mọi cuộc chiến tranh, nếu muốn thắng lợi, thì yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh. Khởi nghĩa hay chiến tranh cách mạng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy - từ trong lịch sử cho tới hiện tại, căn cứ địa, hậu phương luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và to lớn đối với thắng lợi cuối cùng. Quá trình xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong lịch sử dân tộc đã để lại những kinh nghiệm quan trọng có thể kế thừa, vận dụng trong xây dựng hậu phương quân đội thời kỳ hiện tại.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

NGUYỄN SƠN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

PGS.TS. Hồ Khang
Nguyễn Sơn là một nhân vật khá đặc biệt không chỉ trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, mà còn trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung. Chỉ riêng danh hiệu “Lưỡng quốc tướng quân” cũng đã đủ nói lên một phần sự đặc biệt ấy. Sống và hoạt động cách mạng khá ngắn ngủi nhưng những gì mà ông để lại, những gì mà ông đóng góp cho nhân dân, cho Tổ quốc Việt Nam quả là không hề nhỏ bé chút nào. Nguyễn Sơn thực sự là một người có khí phách, một danh tướng “văn võ toàn tài”.
1- Góp phần củng cố tình hữu nghị Việt - Trung
Nguyễn Sơn có tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908 trong một gia đình vốn có truyền thống yêu nước; do đó, ông sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai và trở thành một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên gây dựng phong trào cách mạng Việt Nam.