Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC VỚI TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN- ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

 


PGS.TS. Hồ Khang

Bước sang năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan trọng, nhiều căn cứ hình thành ở vùng rừng núi, bưng biền đã tạo nên thế đứng mới của lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc này, yêu cầu về vũ khí đạn dược của cách mạng miền Nam đang trở nên hết sức cấp thiết; đồng thời, để vai trò, tác dụng và sức mạnh của hậu phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam, rất cần một hệ thống giao thông thông suốt Trước yêu cầu và tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.

TỔNG HÀNH DINH TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN

 PGS.TS. Hồ Khang, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mở màn bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Để có được thắng lợi to lớn trong một trận chiến làm xoay chuyển hoàn toàn cục diện chiến trường, tạo cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975, Tổng hành dinh[1] đã có những quyết định và sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, linh hoạt, thể hiện tầm nhìn chính xác và bản lĩnh quân sự vững vàng.

CHIẾN THẮNG TUA HAI – TỪ GÓC NHÌN ĐỒNG ĐẠI

 


PGS.TS. Hồ Khang,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có những trận đánh tuy không quy mô không lớn, song lại mang một sứ mệnh lịch sử hết sức quan trọng, không chỉ làm thay đổi cục diện của một giai đoạn chiến tranh, mà còn trở thành đột phá khẩu, tạo ra bước ngoặt cho toàn bộ cuộc chiến. Chiến thắng Tua Hai là một trận đánh mang tầm vóc như thế, nó vượt qua ý nghĩa thông thường của một trận đánh, mở đầu cho cao trào vũ trang ở miền Đông Nam Bộ.