Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

"TẾT MẬU THÂN - 1968" SỰ "VỠ MỘNG" CỦA CHÍNH GIỚI OA-SINH-TƠN



PGS, TS Hồ Khang
Năm 1965, bước qua lời nguyền "không đưa lục quân vào chiến trường trên bộ ở châu Á" của các chiến lược gia Mỹ đưa ra sau khi kết thúc  cuộc chiến Triều Tiên (1950 - 1953), Tổng thống Mỹ Giôn-xơn quyết định ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ". Với một tiềm lực và sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự, giới lãnh đạo Mỹ bấy giờ vững tin sẽ nhanh chóng buộc đối phương phải bị khuất phục trước cỗ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ. Trải qua hai mùa phản công chiến lược (mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967), những nỗ lực quân sự, chính trị, ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam không mang lại kết quả như mong đợi và lường định ban đầu. Dù vậy, cho đến trước ngày nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (TTC và ND) Xuân Mậu Thân - 1968, giới lãnh đạo nước Mỹ vẫn vững tin vào thắng lợi của Mỹ và hậu thuẫn mạnh mẽ cho nỗ lực quân sự của chính quyền Giôn-xơn tại Việt Nam.

ẤP BẮC – TRẬN ĐÁNH BÁO HIỆU SỰ THẤT BẠI CỦA CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”


PGS, TS.Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự
      Cho đến những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, phía Mỹ đã có cả một quá trình dài can dự vào vấn đề Đông Dương và Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1954 đến năm 1960, riêng đối với miền Nam Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Mỹ chi vào đây xấp xỉ 1 triệu đô viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm, do Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng, nhằm áp đặt ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ tại đất này. Đô-la, vũ khí và hệ thống cố vấn Mỹ là chỗ dựa cho chế độ Diệm, là nguồn gốc của biết bao tội ác đẫm máu mà chính quyền và quân đội Diệm gây ra cho những người dân yêu nước miền Nam thời kỳ 1954 - 1959.