Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC VỚI TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN- ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

 


PGS.TS. Hồ Khang

Bước sang năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan trọng, nhiều căn cứ hình thành ở vùng rừng núi, bưng biền đã tạo nên thế đứng mới của lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc này, yêu cầu về vũ khí đạn dược của cách mạng miền Nam đang trở nên hết sức cấp thiết; đồng thời, để vai trò, tác dụng và sức mạnh của hậu phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam, rất cần một hệ thống giao thông thông suốt Trước yêu cầu và tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.

TỔNG HÀNH DINH TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN

 PGS.TS. Hồ Khang, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mở màn bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Để có được thắng lợi to lớn trong một trận chiến làm xoay chuyển hoàn toàn cục diện chiến trường, tạo cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975, Tổng hành dinh[1] đã có những quyết định và sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, linh hoạt, thể hiện tầm nhìn chính xác và bản lĩnh quân sự vững vàng.

CHIẾN THẮNG TUA HAI – TỪ GÓC NHÌN ĐỒNG ĐẠI

 


PGS.TS. Hồ Khang,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có những trận đánh tuy không quy mô không lớn, song lại mang một sứ mệnh lịch sử hết sức quan trọng, không chỉ làm thay đổi cục diện của một giai đoạn chiến tranh, mà còn trở thành đột phá khẩu, tạo ra bước ngoặt cho toàn bộ cuộc chiến. Chiến thắng Tua Hai là một trận đánh mang tầm vóc như thế, nó vượt qua ý nghĩa thông thường của một trận đánh, mở đầu cho cao trào vũ trang ở miền Đông Nam Bộ.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

CHIẾN DỊCH HỖ TRỢ KHÔNG QUÂN NIAGARA CỦA MỸ TRONG GIẢI VÂY CHO CỨ ĐIỂM KHE SANH (1968)


                                                                                                                                                                    PGS.TS. Hồ Khang

Trận chiến Khe Sanh đã đi vào lịch sử chiến tranh Việt Nam không chỉ bởi tầm quan trọng chiến lược của nó, mà còn bởi một một lý do hết sức đặc biệt- đây là nơi Mỹ đã phô diễn sức mạnh không quân ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc chiến nhằm đè bẹp đối phương. Song bất chấp mọi sự hủy diệt tàn bạo của bom đạn và vũ khí tối tân, Quân giải phóng vẫn trụ vững, kiên cường chiến đấu, buộc Mỹ phải rút bỏ căn cứ, chấp nhận một thất bại làm thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng hoàn toàn bất lợi.

NGHỆ THUẬT VÂY THÀNH – DIỆT VIỆN CỦA NGHĨA QUÂN LAM SƠN QUA TRẬN CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG (1427)


 

PGS. TS. Hồ Khang

Sau gần 10 năm dựng cờ tụ nghĩa , nghĩa quân Lam Sơn đã vượt qua nhiều thử thách sống còn, đưa cuộc kháng chiến chống Minh ngày càng phát triển.Năm 1426 là năm thành công lớn của nghĩa quân Lam Sơn với việc tiến đánh và vây địch ở nhiều thành, giành thắng lợi ở Tốt Động-Chúc Động, hãm thành Đông Quan…Một cách chung nhất, có thể thấy rằng, về cơ bản, nghĩa quân lúc này nắm quyền kiểm soát cục diện chiến trường, quân Minh bị vây hãm chặt trong các thành, đặc biệt ở Đông Quan.

NGHỊ QUYẾT 15 (1959) VÀ BƯỚC CHUYỂN VỀ CHẤT CỦA CÁCH MẠNG MIỀN NAM


 

PGS.TS. Hồ Khang,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Năm 1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, những năm đầu tiếp quản miền Bắc giải phóng, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương giữ gìn lực lượng, đấu tranh thực hiện những điều khoản cơ bản của Hiệp định Genève, từng bước hiệp thương thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên, khi nhận thấy khả năng thực hiện các điều khoản của Hiệp định Genève khó thành hiện thực, Đảng LĐVN đã chuyển hướng đấu tranh, bồi dưỡng lực lượng, chuẩn bị cho một tình thế mới- chiến tranh kéo dài và leo thang.

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG ĐOÀN KẾT CỨU NƯỚC CAMPUCHIA-YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM NÊN CHIẾN THẮNG CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG


 

PGS.TS. Hồ Khang

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng uống chung dòng nước ngọt ngào của sông Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam và Campuchia sớm có mối quan hệ mật thiết, máu thịt. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với đặc thù Đông Dương là một chiến trường, nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia đã sát cánh cùng nhau chung một chiến hào để bảo vệ nền độc lập vô giá. Tuy nhiên, từ sau năm 1975, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau, hai dân tộc bước vào một ngã rẽ không mong muốn.

CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 – NAM LÀO 1971: SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG SÁCH LƯỢC “VỪA ĐÁNH, VỪA ĐÀM” CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

PGS.TS. Hồ Khang

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Năm 1965, ngay khi Mỹ đưa quân trực vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, cùng với nỗ lực xây dựng sức mạnh về mọi mặt để có thể đương đầu với một đối thủ mạnh nhất hành tinh; đồng thời, nêu cao quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, Đảng Lao động Việt Nam (Đảng LĐVN)  đã tính đến việc đưa Mỹ vào cục diện vừa đánh, vừa đàm. Bắt đầu từ thời điểm đó, trong từng bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng LĐVN  luôn phân tích tình hình, tìm kiếm và nắm bắt thời cơ nhằm tạo ra những bước ngoặt trên mặt trận quân sự, thúc đẩy thế đánh – đàm. Chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào (1971) chính là một sự kiện quan trọng, đưa đấu tranh ngoại giao phát triển lên một bước mới, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự thành công của sách lược “vừa đánh, vừa đàm” mà Đảng LĐVN  đã dày công tính toán, chuẩn bị và dẫn dắt.

TƯỚNG NGUYỄN BÌNH VỚI CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP


 

PGS.TS. Hồ Khang,

 Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Cách mạng tháng Tám thành công chưa bao lâu thì cả dân tộc Việt Nam lại buộc phải bước vào một cuộc chiến mới – cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa mới giành được. Ngày 23-9-1945, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp vang lên ở Nam Bộ, báo hiệu về một cuộc chiến khó khăn, lâu dài và gian khổ. Chỉ 21 ngày sau khi  nước Việt Nam mới ra đời, nhân dân Nam Bộ đã phải đảm lãnh trách nhiệm tiên phong, đi trước trong cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm, song, tình hình Nam Bộ lúc đó lại hết sức phức tạp. Để ổn định tình hình, thống nhất lực lượng, Tướng Nguyễn Bình được lựa chọn và ông đã lên đường với một tinh thần quả cảm và một quyết tâm son sắt quyết chiến đấu để bảo vệ Nam Bộ.

HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1961-1965)


 

PGS.TS. Hồ Khang,

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để đi tới thắng lợi cuối cùng, Đảng Lao động Việt Nam đã có những chủ trương và sự chỉ đạo linh hoạt nhằm vượt qua những thách thức, khó khăn, tranh thủ tối đa các điều kiện thuận lợi, từng bước xây dựng lực lượng, củng cố sức mạnh toàn diện về mọi mặt. Một trong những minh chứng điển hình, cụ thể của sự linh hoạt ấy là quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

THẮNG LỢI CỦA PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI – SỰ CÁO CHUNG CÁC KẾ HOẠCH CHIẾN TRANH CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN

 

                                              PGS.TS. Hồ Khang,

 Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Trong hai năm 1959-1960, ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra một phong trào đấu tranh sục sôi và rộng khắp dưới tên gọi "Đồng khởi" – một phong trào thể hiện ý chí phản kháng mãnh liệt của quân và dân miền Nam đối với chế độ Việt Nam cộng hòa và lực lượng can thiệp Mỹ. Đặc biệt, sức mạnh, quy mô, mức độ và tầm ảnh hưởng, tác động của Đồng khởi đã không chỉ làm lung lay gốc rễ của chế độ Sài Gòn, mà còn góp phần quan trọng làm phá sản các hoạch chiến tranh của Mỹ Sau Hiệp định Geneva, tình hình miền Nam Việt Nam có những thay đổi to lớn. Một chính phủ chống cộng và thân Mỹ ra đời với người đứng đầu là Ngô Đình Diệm -  một người theo đuổi chủ nghĩa quốc gia.                 

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

TIẾP VẬN ĐƯỜNG KHÔNG CỦA PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG (1945 - 1954)


Nguyễn Văn Trí*

Lịch sử các cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương nửa sau thế kỷ XX cho thấy không phải tới cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ (1954 - 1975) mà từ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp (1945 - 1954) tiếp vận bằng đường không đã được sử dụng rộng rãi. Người Pháp sử dụng không vận trong hầu hết các hoạt động quân sự với qui mô và mức độ khác nhau: Từ đổ quân dù phục vụ tiến công, mở rộng vùng chiếm đóng đến chở quân tiếp viện, chuyển hàng tiếp tế đáp ứng yêu cầu phòng thủ, chiếm giữ vị trí…