Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

TRUNG QUỐC GIÚP ĐỠ VIỆT NAM VỀ QUÂN SỰ NHỮNG NĂM 1950-1954

PGS.TS Hồ Khang
Viện lịch sử Quân sự Việt Nam
Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong điều kiện bị bao vây bốn bề, nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính”; “muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”[1]; đồng thời, hết sức coi trọng liên minh, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ năm 1950, thế lực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có những biến đổi tích cực, tạo điều kiện cho Việt Nam tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Từ thời điểm đó, Việt Nam đẩy mạnh vận động quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhất là về quân sự, nỗ lực đưa cuộc kháng chiến đến đích cuối cùng.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

PHỐI HỢP TÁC CHIẾN BA THỨ QUÂN – MỘT THÀNH CÔNG CỦA NỀN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

PGS,TS. Hồ Khang
          Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, gắn liền với các bước phát triển của chiến tranh, gắn với quá trình ngày càng lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhà dân là sự hình thành và phát triển trên thực tế một nền nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam. Xét về bản chất, đó là nền nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao, là nền nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

VỊ TRÍ ĐỊA – CHIẾN LƯỢC BÌNH DƯƠNG QUA HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN NÀY NHỮNG NĂM CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

PGS,TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Dù có sự thay đổi về mặt địa giới hành chính qua từng thời kỳ đi nữa thì Bình Dương vẫn là một trong số những địa bàn có tầm quan trọng xét về vị trí địa - chiến lược trên các chặng đường cách mạng và kháng chiến. Miền đất này, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã diễn ra những hoạt động quân sự của cả hai bên mà kết quả đưa lại của những hoạt động đó sẽ tác động mạnh tới chiều hướng phát triển của tình hình cuộc chiến. Một cách tổng quát, chúng tôi, ở bài viết nhỏ này, muốn đề cập tới đôi ba sự kiện diễn ra ở vùng đất Bình Dương trên nền chung của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, trong mối tương tác với cục diện cuộc chiến ở miền Đông Nam Bộ nói riêng và toàn miền Nam nói chung.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

“VÀNH ĐAI DIỆT MỸ” – MỘT HÌNH THỨC “TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC”

Hồ Khang & Nguyễn Văn Minh
Thất bại trong chiến tranh đặc biệt, từ giữa mùa hè 1965, các đơn vị lớn quân Mỹ bắt đầu ồ ạt đổ vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ. Dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, có quân đông và vũ khí hiện đại, đế quốc Mỹ tin rằng: các đơn vị chiến đấu Mỹ sẽ nhanh chóng “bẻ gãy xương sống Việt cộng”, tiêu diệt Quân giải phóng, giành lại thế chủ động chiến trường, cứu quân đội và chính quyền miền Nam đang suy sụp. Vừa đặt chân lên bờ, quân Mỹ nhanh chóng chiếm lĩnh những vị trí then chốt có ý nghĩa chiến lược để làm bàn đạp và biến những vị trí đó thành những căn cứ quân sự lớn: căn cứ tác chiến của các sư đoàn, thiết đoàn, của không quân, hải quân; làm nơi xuất phát những cuộc hành quân “tìm diệt”; căn cứ hậu cần – kỹ thuật, nơi tích trữ lực lượng, vũ khí, phương tiện chiến tranh. 

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN – TUYẾN VẬN TẢI CHIẾN LƯỢC HUYỀN THOẠI

PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Trong suốt 14 năm liên tục (1961-1975), đã tồn tại một tuyến vận tải đặc biệt với những tuyến, nhánh, bến, bãi khắp các tỉnh ven biển miền Trung vào đến tận  miền Tây Nam Bộ, vận chuyển vũ khí chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn, nhiều địa bàn trọng yếu mà tuyến đường bộ chưa vươn tới được. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt, đối diện với bao mất mát, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ tuyến vận tải trên biển mang tên Hồ Chí Minh, bằng nghị lực phi thường và trí thông minh, đã lập nên  những chiến công huyền thoại.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH – MỘT QUYẾT ĐỊNH LỊCH SỬ

PGS, TS Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Tròn nửa thế kỷ trước đây, giữa những ngày phía bên kia vĩ tuyến 17, cả miền Nam đang ngập chìm trong đau thương và uất hận do chính sách và hành động phát xít tàn sát dã man những người yêu nước, những người “kháng chiến cũ” của chính quyền Sài Gòn, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng CSVN và Hồ Chí Minh đi đến quyết định thành lập tuyến giao liên quân sự trên bộ và trên biển chi viện cho cách mạng miền Nam. Đó là một quyết định lịch sử; quyết định đó nằm trong tổng thể một loạt các giải pháp tầm chiến lược được đưa ra của Đảng, nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân miền Nam, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước trong những điều kiện mới, vừa thuận lợi nhưng cũng lắm chông gai phức tạp, xét trên bình diện tình hình trong nước, trong khu vực và trên thế giới có liên quan đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.