Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG 9- NAM LÀO VÀ CUỘC ĐẦU TRANH NGOẠI GIAO NĂM 1971



PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Trong chiến tranh, quan hệ giữa quân sự và ngoại giao luôn là mối quan hệ chặt chẽ, quy định và chi phối lẫn nhau. Quan hệ giữa giành thắng lợi quyết định trên chiến trường và củng cố, mở rộng thắng lợi đó bằng hoạt động ngoại giao thể hiện đậm nét trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua thế đánh- đàm sau thắng lợi của chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào (1971). Thắng lợi này đã đã thúc đẩy đấu tranh ngoại giao phát triển lên những bước mới, phát huy hiệu quả tối ưu trên các bình diện khác nhau của mặt trận ngoại giao và quân sự.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

VẬN ĐỘNG, ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO VÀ ĐÒN TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC MẬU THÂN 1968

PGS,TS. Hồ Khang
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy "Tết Mậu thân" 1968 của quân và dân Việt Nam, không chỉ sau này mà ngay từ ngày đó - khi chiến sự đang diễn ra ở khắp các đô thị trên toàn miền Nam, đã đưa lại những hậu quả và hệ lụy nặng nề cho phía Mỹ. Nó giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ sau bao năm theo đuổi chiến tranh Việt Nam, buộc Mỹ phải đơn phương "xuống thang", thay đổi chiến lược, rút dần quân Mỹ về nước... Để đi đến thắng lợi Tết Mậu thân 1968, cũng như phát huy thắng lợi ấy trong tiến trình cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với việc kéo Mỹ vào thế “đánh – đàm” có sự góp mặt tích cực của cuộc vận động, đấu tranh ngoại giao trước và sau sự kiện Tết 1968.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

MẬU THÂN 1968: NGHỆ THUẬT TIẾN CÔNG VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG



PGS,TS. Hồ Khang
Suốt chặng đường 21 năm chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc (1954-1975), dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách khốc liệt của chiến tranh, đã chịu nhiều tổn thất hy sinh, đã phải tự tìm đường đánh Mỹ - một cường quốc của thế kỷ XX đang theo đuổi chiến lược toàn cầu mà Việt Nam là một "đô-mi-nô" trong tính toán chiến lược từ lâu của Mỹ. Trên chặng đường 21 năm tìm đường đánh Mỹ và tìm cách thắng Mỹ , "Tết Mậu thân" 1968 đã thể hiện đậm nét nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng để lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MẬU THÂN 1968: PHÁT HIỆN VÀ CHỚP THỜI CƠ CHIẾN LƯỢC



PGS,TS. HỒ KHANG
“Tết Mậu thân" là sự kiện tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh kéo dài suốt 21 năm tại Việt Nam (1954-1975) trên một quy mô rộng lớn, đồng thời cũng là hiện tượng phức tạp nhất trong công tác tổng kết và biên soạn lịch sử chiến tranh chống Mỹ. Vì là một sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt của cuộc chiến tranh, lại diễn ra trên một địa bàn rộng lớn với một ý đồ chiến lược hết sức quy mô nhưng cũng vô cùng bí mật... nên cho đến nay, chúng tôi tin chắc rằng chưa một nhà nghiên cứu nào có thể dám cho rằng đã nắm được hết các tài liệu tối mật của Bộ Chính trị hay Quân ủy Trung ương (sau này là Đảng ủy Quân sự Trung ương) về chủ trương chiến lược này.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

GIÁ TRỊ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC CỦA ĐÒN TIẾN CÔNG TẾT MẬU THÂN - 1968 TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT NAM


PGS. TS. HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy “Tết Mậu Thân” 1968 của quân và dân Việt Nam không chỉ sau này mà ngay từ ngày đó - khi chiến sự đang diễn ra ở khắp các đô thị trên toàn miền Nam, đã đưa lại những hậu quả và hệ lụy nặng nề cho phía Mỹ. Nó giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ sau bao năm theo đuổi chiến tranh Việt Nam, nó buộc Mỹ phải đơn phương “xuống thang”, thay đổi chiến lược, rút dần quân Mỹ về nước... Nó trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong chính giới Mỹ, trở thành một “hội chứng Việt Nam” của Mỹ suốt bao năm qua, trở thành một kỷ niệm không vui của nước Mỹ nói chung - một nước lần đầu tiên bị thua trận trong lịch sử 200 năm lập nước của mình.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

MẬU THÂN 1968: DIỄN BIẾN TOÀN CUỘC


PGS,TS. Hồ Khang
Các hoạt động nghi binh chiến lược, đặc biệt chiến dịch Khe Sanh mở màn trước Tết Mậu Thân 1968 mười ngày, đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn (M.A.C.V) và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi phía Mỹ dồn tâm trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh, nhận định Khe Sanh là một Điện Biên Phủ trong ý đồ chiến lược của Bộ Thống soái Việt Nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đồng loạt nổ ra trên khắp chiến trường miền Nam mà hướng chính là nhằm vào đô thị - trung tâm quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

CỤC DIỆN VÀ THỜI CƠ MỚI TRƯỚC MẬU THÂN 1968

 PGS,TS. Hồ Khang
Sau 10 năm (1954-1964) thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau 4 năm (1961-1964) tiến hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt", mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Đến giữa năm 1965, mặc dù đã được đẩy lên tới đỉnh cao; vượt quá mức lý thuyết và dự tính ban đầu, nhưng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vẫn có nguy cơ bị quân và dân miền Nam đánh bại hoàn toàn. Tình hình đó đặt Mỹ đứng trước sự lựa chọn gay cấn: