Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM

PGS,TS. Hồ Khang
1. Sự phát triển của ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế cho đến đầu thế kỷ XXI có vẻ như đã lý giải và đưa ra những gợi ý đầy đủ nhất về mặt tri thức cho các quốc gia trong lĩnh vực hợp tác và tranh chấp. Vấn đề quân sự nói chung và quốc phòng nói riêng, trong cái nhìn của ngành quan hệ quốc tế, đã giảm lược xuống thành một lựa chọn đối ngoại, hơn là một vấn đề quốc gia có tính chiến lược[1]. Nhưng trong thế kỷ XXI của những kỳ vọng toàn cầu, các quốc gia lại phải đối mặt với cùng lúc hai vấn đề quân sự cấp thiết: 1- Những cuộc đàm phán là không đủ để đảm bảo nền quốc phòng của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh không thương thuyết một cách bình đẳng với các quốc gia lân cận có tiềm lực quân sự yếu kém hơn; 2- An ninh chính trị trật tự xã hội của các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, do nhiều nguyên nhân, dễ chịu sự can thiệp từ bên ngoài – do đó, công tác củng cố tính dân tộc tự chủ của một nhà nước phải đi kèm với công tác xây dựng tính nhân dân sâu sắc của quân đội, để đảm bảo cho hoạt động của một xã hội có nền chính trị độc lập, tự quyết.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

LỰC LƯỢNG THỨ BA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1969-1975)

PGS.TS. Hồ Khang,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 21 năm có sự tham gia, cống hiến, hi sinh xương máu của đông đảo nhân dân cả nước thuộc nhiều thành phần, nhiều giai cấp và lực lượng khác nhau. Trên tinh thần độc lập, hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhiều tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, các cá nhân yêu nước… hợp thành một lực lượng có tên gọi “lực lượng thứ ba”, đấu tranh ngay trong lòng Sài Gòn và ở nhiều đô thị lớn của miền Nam Việt Nam.
Với các hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, phạm vi hoạt động rộng rãi, thành phần đông đảo, phong trào đấu tranh của lực lượng thứ ba đã có những ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình sự kiện ở miền Nam Việt Nam lúc đó.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

KẾT HỢP SỨC MẠNH NGOẠI GIAO HAI MIỀN NAM - BẮC VIỆT NAM VÌ MỤC TIÊU ĐỘC LẬP, TỰ DO, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1969-1973)

PGS,TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là kết quả chiến đấu gian khổ, hy sinh của những người Việt Nam yêu nước trên các lĩnh vực, các mặt trận khác nhau. Nêu cao ngọn cờ độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; đồng thời, nhận thức "quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến”, Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đấu tranh ngoại giao, coi đó là mặt trận có ý nghĩa chiến lược, phối kết hợp chặt chẽ với các mặt trận quân sự, chính trị, nhằm nâng  cao sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến.
Để phát huy cao nhất hiệu quả của mặt trận ngoại giao, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sáng tạo ra một hình thức đấu tranh ngoại giao chưa từng gặp trong lịch sử – kết hợp hoạt động ngoại giao hai miền Nam – Bắc, hình thành thế trận ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một mà hai”.