Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI

     PGS, TS HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
         1- Một số khái niệm
Hậu phương, hiểu theo nghĩa hẹp, là nơi đối xứng với tuyền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực đáp ứng nhu cầu của của lực lượng vũ trang ngoài tuyền tuyến. Hậu phương là nơi huy động sức người, sức của cho tuyền tuyến. Một cách khái quát, hậu phương chính là “những vùng an toàn, nơi đứng chân và là chỗ dựa của cách mạng để tích lũy, xây dựng, phát triển lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá-xã hội… phục vụ cho kháng chiến và chiến tranh cách mạng”1. Hậu phương chiến tranh có các cấp độ và hình thức khác nhau, có hậu phương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, lại có cả hậu phương lòng dân.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

SỰ TAN RÃ MANDALA Ở ĐẠI CỒ VIỆT – LÊ LONG ĐĨNH VÀ PHẬT GIÁO

Hồ Khang- Hồ Hoàng Thái
1. Trật tự Mandala, một diễn giải xã hội Đông Nam Á
Các nhà nước Đông Nam Á cổ, những Nhà nước đã xuất hiện rồi biến mất - những huyền thoại xã hội được ghi chép tỉ mỉ trong các bi kí, đến nay vẫn còn là các hồ sơ lịch sử thú vị để bàn luận. Người ta có thể mô tả lại chúng bằng toàn bộ vẻ rạng rỡ, sự trù phú, đầy huyền tích bằng một ấn tượng thực chứng sử học sinh động thông qua những bản văn ghi chép (mà không cần viện dẫn nhiều đến phép phê phán sử liệu một cách nghiêm khắc?). Thế giới Đông Nam Á, qua đó, được khắc họa trong ấn tượng sử gia như một bức tranh sặc sỡ và sinh động, đầy những đoàn người ngược xuôi cùng dòng hàng hóa tấp nập. Sự thể ấy đã xua đi phần nào cái cảm quan nghèo nàn về xứ thuộc địa hèn kém, về những xã hội bế tắc tự cấp chôn mình trong một thứ chủ nghĩa bộ lạc khép kín.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

NHẬT BẢN: TỪ NỀN NGOẠI GIAO ĐẾ QUỐC ĐẾN HIẾN PHÁP 1947 VÀ SỰ DIỄN GIẢI LẠI ĐIỀU 9 TRONG BỐI CẢNH MỚI

Hồ Khang – Hồ Hoàng Thái
Cuối thế chiến II, sự kiện Quan Đông và cuộc ném bom nguyên tử vào hai thành phố Nhật Bản dường như đã “nhấn chìm” Đế quốc Thái dương vào biển sâu – thời đại của những đế chế biển cũng nhường chỗ cho thời đại của các siêu cường có quy mô “tiểu lục địa”. Nhưng xứ sở sinh thành của thuyết Đại Đông Á không dễ trở thành một đảo quốc tăm tối: Nhật Bản với cuộc cách mạng công nghiệp “thần kỳ” đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới. Sự phát triển kinh tế hòa bình của Nhật Bản khi đó xuất hiện như một lời phủ nhận chính sách ngoại giao đế quốc chủ nghĩa trên toàn thế giới, như thế sự phát triển kinh tế hẳn không còn cần đến sức mạnh quân sự to lớn bảo hộ, còn vị thế và an ninh quốc gia không nhất thiết phải khẳng định qua bạo lực quân sự. Đó cũng là xu hướng mới của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, góp phần vào “hiện tượng toàn cầu hóa”.