Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

TIẾP VẬN ĐƯỜNG KHÔNG CỦA MỸ CHO CĂN CỨ KHE SANH NĂM 1968


Ths. Nguyễn Văn Trí,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Tiếp vận đường không được Mỹ sử dụng phổ biến trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Phương thức tiếp vận này giúp quân đội Mỹ tránh được những đòn phục kích của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mà tiếp vận bộ thường gặp; đồng thời, còn có thể cơ động lực lượng nhanh; qua đó, giành lợi thế chiến thuật để xoay chuyển tình thế trên chiến trường.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN MỸ TRONG TRẬN CHIẾN KHE SANH 1968


PGS.TS. Hồ Khang
Trong chiến tranh Việt Nam, Khe Sanh có tầm quan trọng chiến lược hết sức quan trọng đối với cả hai bên tham chiến, nhất là đối với phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Khe Sanh được Mỹ coi “là cái mỏ neo ở phía tây cho toàn bộ hệ thống phòng thủ phía nam khu phi quân sự và là bàn đạp cho các cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh"[1]. Để giữ vững Khe Sanh, Mỹ đã đổ vào đây rất nhiều công sức, tiền của vật chất cũng như sức mạnh quân sự; trong đó, đặc biệt phải kể đến các hoạt động của lực lượng không quân.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

TRẬN BẦN YÊN NHÂN – TRẬN ĐÁNH DU KÍCH KIỂU MẪU Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


Thiếu tá, Thạc sỹ Nguyễn Văn Trí[1]
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 khiến quyền lực thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương bị thủ tiêu; trên thực tế, toàn bộ Đông Dương trở thành thuộc địa của phát xít Nhật. Nắm bắt cơ hội đó, trước khi Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (ngày 12 tháng 3 năm 1945), một số địa phương trong cả nước đã tiến hành đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần. Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ, trận hạ đồn Bần Yên Nhân là trận đầu tiên nổ ra ngay sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ....[ĐỌC TIẾP...]


[1] Cán bộ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

VỀ HAI ĐỢT TIẾN CÔNG SAU TẾT MẬU THÂN 1968 (Trên cơ sở một số tư liệu mới)

PGS.TS. Hồ Khang
Đã 50 năm trôi qua kể từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 nổ ra với hướng tiến công chính là các đô thị trên toàn miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng thời gian tương đối dài đó vẫn không hề làm cho sự kiện lịch sử này bị lãng quên; trái lại, nó vẫn luôn sống động trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, lôi cuốn giới chính trị, quân sự, sử học, báo chí... tìm hiểu, nghiên cứu về nó, nhằm nhận rõ nhiều vấn đề xung quanh sự kiện độc đáo này. Những đợt tấn công sau Tết của Quân giải phóng là một trong những vấn đề như thế và sự mô tả, luận giải về những đợt tấn công này dù khá phong phú nhưng chưa bao giờ là đủ; nó luôn đòi hỏi được phân tích, bình giải một cách kỹ lưỡng hơn nữa, sâu hơn nữa.

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 Ở MIÊN NAM VIỆT NAM VÀ NHỮNG SANG CHẤN TÂM LÝ CỦA NƯỚC MỸ

                            PGS,TS. H Khang

Tết Mu Thân 1968 là s kin to nên bước ngot quyết đnh ca cuc chiến tranh kéo dài sut 21 năm ti Vit Nam (1954-1975).Là mt trong nhng s kin lch s gây nhiu tranh cãi nht, nhiu năm qua, nó luôn là tâm đim chú ý ca gii nghiên cu, nó đã làm các nhà s hc, các hc gi tn không biết bao nhiêu giy mc, n lc và tâm huyết đ đào sâu mi chiu cnh, nhm đi ti tn cùng bn cht ca nhng vn đ liên quan, xung quanh hoc hp thành nó. Mt trong nhng vn đ như thế là s sang chn tâm lý ca nước M bi s kin này.