PGS,TS. Hồ Khang
Tết Mậu Thân 1968 là sự kiện tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh kéo dài suốt 21 năm tại Việt Nam (1954-1975).Là một trong những sự kiện lịch sử gây nhiều tranh cãi nhất, nhiều năm qua, nó luôn là tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu, nó đã làm các nhà sử học, các học giả tốn không biết bao nhiêu giấy mực, nỗ lực và tâm huyết để đào sâu mọi chiều cạnh, nhằm đi tới tận cùng bản chất của những vấn đề liên quan, xung quanh hoặc hợp thành nó. Một trong những vấn đề như thế là sự sang chấn tâm lý của nước Mỹ bởi sự kiện này.
1-
Cho đến năm
1967, Washington luôn đưa ra những tuyên
bố lạc quan về chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Phó tổng thống Hubert H. Humphrey từng tuyên
bố: “Chúng
ta đang
bắt đầu chiến thắng trong cuộc đấu tranh này.
Chúng
ta đang
ở thế chủ động. Chúng
ta đang
giành
được đất đai.
Chúng
ta đang
tiến bộ vững chắc”[1].Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker cũng
khẳng định tương tự: “Những báo
cáo
của tướng Westmoreland gửi cho tôi
đều viết rằng về mặt quân
sự, Mỹ đang
kiểm soát
tình
hình”[2].
Một vài tuần trước Tết Mậu Thân, Phó tổng Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam Tướng Bruce Palmertuyên bố trên chương trình Today của đài NBC: "Việt Cộng đã bị đánh bại từ Đà Nẵng xuống đến những điểm cuối cùng của khu vực có dân cư”[3],
“họ (Việt Cộng) không có gì để ăn và không thể tuyển mộ được người, họ đã buộc phải thay đổi chiến lược từ cố gắng kiểm soát vùng đồng bằng đến cố gắng tồn tại ở những vùng rừng núi”[4]. Robert Komer – cha đẻ của chương trình “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng” (Civil Operations and
Revolutionary Development Support - gọi tắt là CORDS)
khẳng định chắc nịch rằng chương trình
bình
định nông
thôn
đã
thành
công,
“sáu
mươi tám
phần trăm
dân
số Nam Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát
của Sài
Gòn
trong khi chỉ có
17 phần trăm
nằm dưới quyền kiểm soát
của Việt Cộng”[5].Trong
một buổi họp báo
tại Câu lạc bộ Báo chí
Quốc gia (National Press Club) vào ngày 21 tháng 11 năm 1967, tướng Westmoreland còn
tuyên
bố mạnh hơn rằng, đến cuối năm 1967, Việt Cộng không thể tổ chức một cuộc tấn công lớn, rằng chắc chắn kẻ thù (Việt Cộng) của chúng ta (của Mỹ) đã thua, rằng chúng ta (nước Mỹ) đang ở thời điểm quan trọng khi đang đi gần đến kết thúc. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn khác, thậm chí Westmoreland
còn thách thức những người cộng sản tổ chức một cuộc tấn công
quy mô: "Tôi hy vọng
họ cố gắng một cái
gì
đó,
bởi vì
chúng
tôi
đang
tìm
kiếm một cuộc chiến”[6].Phần lớn các
báo
cáo
gửi cho Tổng thống Johnson
về tình
hình
miền Nam Việt
Nam đều chung một kết luận: cộng sản đang
bị suy yếu.Dưới sự dẫn dắt của Cố vấn An ninh Quốc gia Walt W. Rostow, người dân nước Mỹ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được "định hướng" một cách khéo léo khiến họ tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến "du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới. Trên các các phương tiện truyền thông,
tin tức về chiến tranh ở miền Nam Việt
Nam tràn
ngập sự lạc quan: chiến lược “tìm
và
diệt”
lẫn chương trình
bình
định đã
và
đang
thành
công;
các cuộc tấn công
của Việt cộng ngày
càng
sụt giảm, số lược Việt công
bị tiêu
diệt không ngừng gia tăng;
nhiều ấp chiến lược đã
được dựng lên
và
quân
đội Bắc Việt hầu như không
thể vượt qua giới tuyến tiến vào
miền Nam[7].
2-Với tất cả sự tự tin kể trên,
thì sự kiện đêm 29 rạng
ngày 30 và đêm 30 rạng
ngày 31tháng1năm 1968 (tức
đêm giao thừa và đêm 1 rạng ngày mùng hai theo lịch miền Nam), Quân giải phóng đã đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ và hàng loạt căn cứ, kho tàng, sở chỉ huy, sân bay, bến cảng... của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên khắp miền Nam Việt Nam, quả thật, đã trở thành quả bom tấn không chỉ đối với giới lãnh đạo Nhà Trắng mà còn với toàn thể nước Mỹ. Nó đập thẳng vào các tuyên bố của Chính phủ Mỹ rằng họ đã
thành
công
trong cuộc chiến và
đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm[8]. Tết Mậu Thân
“gây ra một cú
đánh
chết người cho nỗ lực chiến tranh của Mỹ, tạo ra một cuộc khủng hoảng về tâm
lý
trong lòng
nước Mỹ”[9].
Ngay lập tức, cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã "tạo nên một bầu không khí ảm đạm và tình trạng mất ổn định trong khắp nước Mỹ. Những nhà chính
trị được bầu cử, các quan
chức chính phủ, những người lãnh đạo kinh doanh
đều tỏ vẻ bi quan về việc Mỹ không hoàn
thành mục tiêu đề ra cho cuộc chiến tranh"[10].
Như giọt nước cuối cùng làm tràn ly, "Tết Mậu Thân" đã làm bộc lộ sự phân hóa mạnh mẽ trong chính giới Mỹ, khiến năm 1968 trở thành một năm đau đớn và hỗn loạn nhất nước Mỹ[11].Người
ta thấy từ những ngày đầu, khi cuộc tấn công "Tết Mậu Thân" vừa xảy ra, nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ đã ý thức được ngay rằng: Cuộc tấn công "Tết Mậu Thân" chứng tỏ Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được gì đất nước này"[12],
"Tết chứng tỏ nhân dân Việt Nam ủng hộ kẻ thù của Mỹ"[13].
Một tờ báo của Tây Đức đã mô tả sự ủng hộ của người dân đối với Quân giải phóng ở một trong những thành phố lớn của miền Nam như sau: “Người dân Huế chống người Mỹ nhiều hơn là chống người Cộng sản. Vì thế mà quân Đỏ và quân du kích chỉ có ba trung đoàn đã
có thể chiếm được thành phố này như là mục tiêu chính của cuộc tấn công vào dịp Tết của họ mà không cần phải chiến đấu”[14]. Chính sự ủng hộ của dân chúng giành cho
Quân giải phóng đã khiến ở Huế, “cỗ máy chiến tranh của Mỹ bốn tuần liền không thể nghiền nát được quân địch đã bị cô lập trong một pháo đài 150 tuổi”[15]. Trong khi cuộc tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên chiến trường thì tại cuộc họp kéo dài nhiều ngày với giới lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ nhằm tìm ra giải pháp hiệu nghiệm cho chiến trường Việt Nam, С.М.Clifford- vừa lên thay R.McNamara làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đặt câu hỏi: "Liệu có ai thấy quân địch đã nhụt ý chí sau 4 năm chúng ta có mặt ở đấy, sau những tổn thất nặng nề, sau những trận ném bom hủy diệt hàng loạt của ta không? Câu trả lời là ở đấy kẻ thù không hề nhụt ý chí"[16].Có
vẻ như Mỹ "không còn có thể kiểm soát được cuộc chiến tranh"[17]
mà Mỹ đang theo đuổi và đó không chỉ là sự khủng hoảng về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam mà còn là sự thất bại đau đớn hơn – “Tết”dẫn đến sự chia rẽ gay gắt trong giới lãnh đạo Mỹ.Johnsonđã phải cay đắng thừa nhận: "Chính sách
của chúng ta bị chất vấn gay gắt và bị chỉ trích nặng nề ở Quốc hội”[18]. Thật vậy, tại Hạ nghị viện Mỹ, ngày 18 tháng 3
năm 1968, 139 nghị sĩ (trong đó có 89 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa và 41 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ của Johnson) đã ra nghị quyết yêu cầu Quốc hội Mỹ duyệt xét lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; các nghị sĩ "ngày càng
chán ghét chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam"[19]. Thậm chí, Dean Acheson
- nguyên Ngoại trưởng Mỹ thời Truman, người từng ủng hộ một cách kiên quyết và mạnh mẽ chính sách chiến tranh của Johnsonthì đến ngày 15 tháng 3
năm 1968, sau khi tìm hiểu kỹ tình hình chiến tranh Việt Nam, cũng đã buộc phải nói với Johnson rằng: "Tổng thống đang bị Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân lừa dối. Những gì mà Westmoreland đang cố gắng ở Việt Nam đều không thể thực hiện được, nếu không sử dụng vào đó các nguồn kinh tế và quân sự hoàn toàn không hạn chế"[20]. Bên cạnh đó, sức mạnh kinh tế và quân sự Mỹ là có giới hạn; trong giới hạn đó,
"Mỹ không thể dùng các biện pháp quân
sự để thắng cuộc chiến tranh mà lại không xé
tan toàn bộ tổ chức của nước Mỹ và các mối quan hệ quốc tế"[21];
nếu Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh Việt Nam theo chiến lược cũ thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể kể xiết cho vị trí kinh tế của Mỹ ở trong nước cũng như ngoài nước, cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở những nơi khác và cho đời sống chính trị của Mỹ. Thực
tế này khiến cho giới tài chính và công nghiệp Mỹ buộc phải thay đổi quan điểm đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong
hai ngày 25 và 26 tháng 3 năm 1968, nhóm cố vấn cấp cao "Những nhà thông thái" đã họp ở Washington để chính thức bày tỏ quan điểm của họ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Tham dự cuộc họp có các khuôn mặt đầy quyền lực và ảnh hưởng đối với hệ thống kinh tế- chính trị nước Mỹ. Sau khi tìm hiểu kỹ những diễn biến ở miền Nam Việt Nam và
những hệ quả của đòn Tết Mậu thân, đa phần các thành viên
trong nhóm đều đề nghị rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam[22].Thái độ là "quay ngoắt" của hầu hết thành viên nhóm
"Những nhà thông thái" đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho Johnson càng "dao động một cách sâu sắc"[23]. Sau
này, trong hồi ký, Johnson cho biết suy nghĩ của ông, theo đó,
"các nhà thông thái đã tỏ ra thông minh và là những người giàu kinh nghiệm. Tôi đã luôn luôn
coi đa số các cố vấn này như những người rất vững vàng và có cân
nhắc. Nếu họ đã bị ảnh hưởng bởi những báo cáo về việc tấn công Tết sâu sắc đến như thế thì thử hỏi người dân bình thường trên đất nước này phải suy nghĩ đến thế nào"[24].
3-
Về phía
nhân
dân
Mỹ, phần lớn rơi vào
trạng thái
sốc khi trước đó
họ hình
dung và
tin tưởng rằng kẻ thù
của nước Mỹ đang ở bên bờ vực thẳm thì
bất ngờ chính
những kẻ thù
ấy lại có
đủ lực lượng (cả vật chất và
tinh thần) để tiến hành
một cuộc tổng công
kích
rộng khắp, gây
ra những thương vong to lớn cho quân
đội Mỹ và
quân
đội Sài
Gòn,
chiếm được những vị trí
mang tính
đầu não
và
quan trọng trong một khoảng thời gian không
hề ngắn ngủi.Người Mỹ cảm thấy bất lực, bị lừa dối, mất lòng tin
vào nội các Johnson và sự
phẫn nộ đối với Chính phủ tăng lên từng ngày. Kỹ thuật truyền thông hiện đại cùng với những bài tốc ký, những hình ảnh mà giới phóng viên truyền hình và báo chí Mỹ ghi lại được trên chiến trường đô thị trong dịp Tết Mậu Thân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phơi bày hiện
thực chiến tranh, giúp cho nhân dân Mỹ thấy được những gì đã và đang xảy ra trên thực tế.Trong nhiều trận đánh của “Tết”,đặc biệt, cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn được coi là một sự kiện nổi bật, tác động sâu sắc đến tâm lý người Mỹ- nó trở nên nổi bật không hẳn vì chiều kích của trận đánh cũng như số lượng thương vong mà nằm ở cách nó được chuyển tải đến công chúng Mỹ. Tin tức về cuộc tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ xuất hiện trên các tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Christian
Science Monitor, Los Angeles Times, Time, Newsweek và Life…- những tờ báo này được phát hành trên toàn nước Mỹ và có số lượng độc giả đông đảo. Các tờ báo đó đăng tải những tin tức và hình ảnh về binh lính Mỹ bị thương hoặc chết cùng với các mô tả, tường trình chi tiết về trận đánh đã cho thấy hình tượng binh lính Mỹ dưới một ánh sáng khác- nó không hoàn hảo và "ma thuật" như bộ máy tuyên truyền của Nhà Trắng vẫn thường vẽ ra trước đó.
Lúc cuộc
Tổng tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nổ ra, có khoảng 700 phóng viên nước ngoài có mặt ở Sài Gòn và con số này liên tục tăng nhanh trong những ngày sau đó. Những phóng viên này bám tương đối
sát các diễn biến chiến trường và nhiều người trong số họ (nếu không muốn nói là phần đông) đưa tin, phản ánh khá trung thực, nhất là về tinh thần chiến đấu của các "chiến binh cộng sản" cũng như những thất bại nặng nề mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang phải gánh chịu. Do đó, mặc dù
trong các
cuộc họp báo
cũng
như những báo
cáo
gửi về Nhà
Trắng, tướng Westmoreland đã vẽ nên
một bức tranh khá
sáng
sủa về sự đáp
trả của quân
đội Mỹ và
Quân
lực Việt
Nam cộng hòa
trước những đợt tấn công
như vũ
bão
của “phiến quân
cộng sản”,
nhưng lòng tin của công
chúng
Mỹ đã
vơi nhanh, đã sụt giảm đến mức khó
có thể gìm
lại được.Các hoạt
động thông tin đại chúng này đã đưa cuộc chiến tranh Việt Nam vào từng căn phòng của mọi gia đình Mỹ[25], phơi bày trước công chúng Mỹ về sai lầm của Nhà Trắng trong dịp Tết Mậu Thân, phản ánh thực tế thất bại về cả quân sự lẫn chính trị của Mỹ và quân đội Sài Gòn trên chiến trường, ghi nhận mức độ tiến công đồng loạt và sức chống trả quyết liệt của Quân giải phóng miền Nam.Những thước phim quay trực tiếp cảnh tàn phá do bom đạn Mỹ gây ra ở các đô thị và đặc biệt là cảnh tượng rùng rợn mà ở đó người ta thấy viên tướng trùm cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan đã chĩa súng bắn vào đầu tù binh tay không là những sự thật trần trụi đến ghê rợn, gây rúng động nước Mỹ, làm người Mỹ bừng tỉnh trước hiện thực khốc liệt. Sự khách quan đến lạnh lùng trong các cảnh ghê rợn máu me quay cận cảnh và được chiếu trên màn hình tivi màu đã phá vỡ bức tường bưng bít tin tức chiến trường Việt Nam mà chính quyền Johnson đã dựng lên trước đây, khiến cho các tầng lớp xã hội Mỹ thấy được sự trái ngược giữa thực tế xảy ra trên chiến trường miền Nam Việt Nam với những "thắng lợi" mà chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Mỹ thường cổ vũ. Cộng thêm vào đó, hàng ngàn cựu chiến binh Mỹ cũng lên các phương tiện truyền thông để kể lại khoảng thời gian đẫm máu ác mộng mà họ đã trải qua trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Qua sự tường thuật của các phóng viên chiến trường, người dân Mỹ bàng hoàng nhận ra rằng cuộc chiến này dữ dội hơn rất nhiều lần những gì người Mỹ tưởng tượng. Những hình ảnh đẫm máu của binh lính Mỹ và quân đội đồng minh trên chiến trường Việt Nam được truyền tải trực tiếp về nước Mỹ với tần suất dày đặc khiến lượng người theo dõi ngày càng lớn và ngay cả những kênh truyền hình chuyên về quảng cáo của Mỹ cũng chèn thêm những giờ phát sóng đưa tin về cuộc chiến này để thu hút thêm lượng người xem đã gây nên một cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng thấy của nước Mỹ được tạo ra bởi chiến tranh Việt Nam. Những hình ảnh thảm khốc về một cuộc chiến tranh xưa nay vốn vẫn bị giới truyền thông Mỹ cố gắng hạn chế đăng tải nay đã được đưa tới cho khán giả Mỹ và toàn thế giới qua các đoạn phim truyền hình trực tiếp từ hiện trường- những hình ảnh chưa hề qua kiểm duyệt, lột tả một cách trần trụi và chân thật, “đen tối đến nỗi đã tạo ra một cuộc tranh luận chưa từng có trong công chúng Mỹ”[26].
Trước cảnh tượng bi thảm và gần như hỗn loạn này, nhân dân Mỹ và ngay cả một số quan chức trong Chính phủ đã bắt đầu nghĩ rằng: Chắc hẳn là Mỹ đã bị thất bại[27]. Những người dân Mỹ tiến bộ, đề cao tinh thần nhân văn, bác ái không thể tin được và không thể tha thứ khi những đồng tiền đóng thuế của mình lại được sử dụng vào một cuộc chiến tranh tàn bạo và phi nhân tính đến vậy.Nước Mỹ sục sôi và có lẽ chưa bao giờ căm ghét chiến tranh đến như thế, sự chán nản lan tràn, tâm lý chán ghét chiến tranh trở nên phổ biến. Thêm vào đó, ngày 23 tháng 2 năm
1968, một bài viết trên Wall Street Journal đã nêu cảnh báo: "Tốt nhất là mọi người nên chuẩn bị cho điều cay đắng nhất là sự bại trận mà sức mạnh của nước Mỹ không ngăn chặn được"[28].
Tờ Times
cũng đưa ra những nhận định hết sức bi quan: “Năm 1968 đưa đến
sự thừa nhận rằng một chiến thắng ở Việt Nam hoặc ngay cả một giải pháp thoả đáng không còn nằm trong tầm tay của nước lớn nhất thế giới"[29].Còn
nhà báo Joseph Kraf thì phát biểu: “Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là không thể thắng được. Chiến tranh ấy càng kéo dài thì người Mỹ càng chịu tổn thất và nhục nhã”[30]. Ngay như
tờ The
New York times - một
tờ báo lớn ở Mỹ từng kiên trì ủng hộ một cách mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục cho cố gắng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thì giờ đây cũng thay đổi lập trường. Sự "trở cờ" của tờ báo lớn này đã là một đòn nặng giáng vào chính phủ Mỹ[31] và là bằng chứng đau lòng về sự rạn nứt, khủng hoảng lòng tin của nhân dân và chính giới Mỹ đối với giới cầm quyền.Câu truyện càng trở nên nóng hơn và chuyển sang một diễn biến bất ngờ khi ngày 27-2-1968, Walter Cronkite –một nhà báo được đánh giá là có uy tín và đáng tin cậy trở về sau cuộc viếng thăm miền Nam Việt Nam đãđưa
ra quan điểm phản đối chiến tranh trên truyền hình trong chương trình phát
sóng
của đài CBS. Ông đề nghị: “Cách hợp lý duy nhất để thoát ra khỏi chiến tranh Việt Nam là thương thuyết, không phải với tư cách những người chiến thắng, mà như những người chính trực làm điều tốt nhất họ có thể làm”[32]. Tiếp đó, ngày 10 tháng 3, khi tờ The
New York timestiết
lộ tin tướng Westmorelandxin thêm 206.000 quân gửi sang tham chiến ở Việt Nam nhằm ứng phó với "Tết Mậu Thân". Ngay khi tin tối mật này bị tiết lộ, nó đã trở thành sự kiện lớn ở Mỹ, trở thành "tiêu điểm" cho cuộc tranh luận chính trị và làm tăng thêm "tinh thần bất mãn của công chúng Mỹ"[33].Sự bất mãn đó được đã biến thành hiện thực xám xịt thể hiện qua kết quả cuộc bầu cử thử của Đảng Dân chủ ở New
Hampshire hai ngày sau đó: McCarthy - người chống đối chính sách chiến tranh của Johnson, đã giành được 42% số phiếu, ít hơn đương kim Tổng thống chỉ 7%[34]. Sự
kiện này chứng tỏ rằng: "L.B. Johnson, nhà chính trị bậc thầy đã bị thách thức không phải bởi một người tranh phiếu hấp dẫn và được nhiều người hưởng ứng, mà bởi một ứng cửviên đã có
khả năng động viên và
thâu tóm được mọi sự bất bình và
chán ngán đối với chiến tranh"[35].Thắng lợi của McCarthy đã cổ vũ cho địch thủ không đội trời chung của Johnson là thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Robert
Kennedy, cân nhắc việc tự mình ra ứng cử cho chức vụ tổng thống và đến ngày 16 tháng 3, đã tuyên bố ra tranh cử; đồng thời, tiến công gay gắt vào đường lối hiếu chiến của Johnson[36].
Diễn
biến tâm lý của xã hội Mỹ sau sự kiện "Tết Mậu Thân" khiến "khó
mà nói công chúng Mỹ phẫn nộ với những người Cộng sản ở châu Á hơn hay với Chính phủ Mỹ hơn"[37] và dẫn đến một cuộc tập hợp lực lượng phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền trên quy mô toàn quốc ở Mỹ. Trong lúc chính quyền Mỹ đang lúng túng ứng phó với "Tết Mậu Thân", đang ngập ngừng trước sự chọn lựa leo thang hoặc xuống thang chiến tranh..., thì ở ngay trong các thành phố và các trường đại học Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền bùng lên và lan rộng. Hàng loạt các thanh niên đến tuổi quân dịch rầm rộ biểu tình, đốt thẻ quân dịch, không gia nhập quân đội và sang tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Phong trào phản đối chiến tranh tiến triển đếnmột điểm mà
nó
có
thể tác
động một cách
dứt khoát
và
mạnh mẽ đến các
quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Cùng thời gian này, điều tra của Viện Gallup cho thấy số người ủng hộ đường lối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam xuống tới mức kỷ lục: 26%[38],
còn số người ủng hộ Johnson chỉ còn 36%. "Cuộc tổng tiến công Tết như một tia chớp soi sáng để những ai còn hồ nghi và những người đang bất mãn nhận thấy nhau", giúp họ "có dũng khí để bây giờ công khai đấu tranh cho một chiến lược mới của Mỹ nhằm kết thúc cuộc chiến tranh
không cần thắng lợi, không cần vinh quang”[39]. Nhiều người dân Mỹ hiểu rằng, nước Mỹ không thể thắng được trong chiến tranh
Việt Nam và quá trình rút quân Mỹ khỏi nơi đây phải diễn ra.Nhiều người dân bình thường ở Mỹ cuối cùng đi tới kết luận rằng: “nếu chúng ta [tức chính phủ Mỹ] không thể nói cho họ biết lúc nào cuộc chiến tranh này kết thúc thì chúng ta
nên vứt nó đi”[40]. Như
vậy, những sang chấn tâm lý của xã hội Mỹ sau sự kiện Tết Mậu Thân đã dẫn dắtđông đảo các tầng lớp xã hội Mỹ đi đến những thay đổi thái độ mang tính bước ngoặt về chiến tranh Việt Nam.
* *
*
“Tết Mậu Thân 1968"
đã là một "phép thử” đến độ đủ để phơi bày toàn bộ sự thất bại những chiến lược chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt
Nam, gây ra những sang chấn tâm lý rộng lớn và kéo dài
dai dẳng trong nhiều tầng lớp nhân dân Mỹ cũng như trong chính
giới Mỹ. Nó đặt Tổng thống Johnson vào một tình cảnh trớ triêu khi phải đối phó cùng một lúc với diễn tiến quân sự ở Việt Nam và với tình hình chính trị rối ren ngay tại nước Mỹ trong năm bầu cử tổng thống, “dẫn tới một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Mỹ”[41]. Tết đã biến thành một thất bại chính trị và tâm lý đối với Mỹ- một thất bại không có cơ hội sửa chữa, tạo nên những phân liệt trong xã hội Mỹ trong vấn đề về chiến tranh Việt Nam. Cuộc Tổng tấn công 1968 “đã thuyết phục cử tri Mỹ và Tổng thống Mỹ Johnson, rằng khó lòng mà thắng được trong cuộc chiến Việt Nam”[42] và rằng, “cần phải bắt đầu đàm phán giải quyết và rút dần quân Mỹ. Đó là một bước ngoặt trong chiến tranh, một xu thế không thể đảo ngược”[43], đặt Hoa Kỳ vào thế
bị động trên con đường dần rút lui khỏi cuộc chiến.Những sang chấn tâm lý trong lòng nước Mỹ gây ra bởi sự kiện “Tết” đã khiến Quốc hội và nhân dân Mỹ không thể đoàn kết, ủng hộ nỗ lực của Chính phủ và Tổng thống trong giải quyết chiến tranh Việt Nam; trở thành chất xúc tác
quan trọng, viên gạch lát đường dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn bảy năm sau đó.
[1] Starr, Jerold M., Ed: The Lessons of Vietnam War, Center for Social Studies Education, 1988, p.19.
[2]Michael Maclear, Vietnam: The Ten Thousand Day
War, Thames Methuen, London, 1984, p.276.
[3]The Tet Offensive: the turning point in the Vietnam War, Facts and Details.
[4]David F. Schmit: The Tet Offensive: Politics, War,
and Public Opinion (Westport, CT: Praeger, 2004), pp. 56-57.
[5]
William Head: Tet Offensive, Virginia Review of Asian Studies, Volume
17 (2015), p.48.
[6]Stanley Karnow, Vietnam:
A History, (NY: Viking, 1983), p.514.
[7] Thomas Ladenburg: The
Tet Offensive, Digital History, p.38.
[8] Oberdorfer, Don:Tet!
Garden City, NY: Doubleday, 1971, p.78.
[9]Tim Wang: Tet
Offensive: How Lyndon B. Johnson Won the Battle but Lost the War, HIST 291
– Dr. Douglas Brinkley.
[10]Dictionary of Vietnam war, Edited by Marc Leepson with Helen
Hannaford, New York, 1996, tr. 399.
[11] Bill Clinton: Đời tôi (My life), bản dịch
của Trần Hà Nguyên - Phan Thanh
Toàn,
Nxb Công
an nhân
dân,
Hà
Nội, 2007, tr. 171-173.
[12] Lời
của E. Mc. Cácti,
G.Rônnây,
R.Kennơđi (dẫn
theo Đôn Obớcđoiphơ: Tết,Nxb. An Giang, 1988,
tr. 116).
[13] Lời
của E. Mc. Cácti,
G.Rônnây,
R.Kennơđi, Sđd, tr. 116.
[14]Vietnam/Hue:
Letzter Versuch, Der Spiegel (08/1968), 19-02-1968.
[15]Vietnam/Krieg:
Land unter, Der Spiege (09/1968), 26-02-1968.
[16]Ký ức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Clác Clípphớt về cuộc họp với giới quân sự cấp cao sau cuộc tiến công Tết Mậu Thân, tạp
chí
Lịch sử quân sự dịch đăng, tháng 1 năm
1993.
[17] Đôn Obớcđoiphơ: Tết,Sđd, tr. 158.
[18]Hồi ký của Linđơn Giônxơn, Việt Nam Thông tấn xã dịch và phát hành,
Hà
Nội, 1972, tr. 334.
[19] Đôn Obớcđoiphơ: Tết, Sđd, tr. 63.
[20] Pitơ
A. Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ruzơven đến Níchxơn, Nxb. Thông tin lý
luận dịch in, Hà Nội, 1986, tr.255.
[21] Bình luận
của Ban biên tập tòa soạn báo Tuần tin tức Mỹ, ngày 11 tháng 3 năm 1968.
[22] Lời
kết luận Hội
nghị của Giônxơn, ngày 26 tháng 3 năm
1968 (dẫn theo Đôn Obớcđoiphơ:
Tết,Sđd, tr. 176).
[23]Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, Việt
Nam Thông
tấn xã dịch và phát hành,
Hà
Nội, 1971, t. 2, tr. 257.
[24]Hồi ký của Linđơn Giônxơn, Tlđd, tr. 418.
[25] Cần
phải nói thêm
rằng, vào lúc
xảy ra sự kiện
Trân
Châu
Cảng, cả nước
Mỹ chỉ có 10.000 chiếc
máy
truyền hình. Trong thời kỳ chiến tranh Triều
Tiên
(1950-1953), con số
đó lên tới
10 triệu chiếc. Đến
Tết Mậu Thân 1968, cả nước
Mỹ có tới 100 triệu
chiếc, nghĩa là cứ 17 gia đình Mỹ thì có 16 gia đình có máy và
số lượng khán giả chiếm
96% dân
số.
[26] John B. Henry II: February,
1968, Foreign Policy,No. 4
(Autumn, 1971), p.5.
[27]Hồi ký của Linđơn Giônxơn, Tlđd, tr.
294.
[28]Wall Street Journal, 23 - 2 – 1968.
[29]Times, 15 - 3-1968.
[30]George C. Herring, America’s Longest War – The
United States and Vietnam 1950 – 1975, McGraw – Hill, New York,
1979, p.218.
[31] Đôn Obớcđoiphơ: Tết, Sđd, tr.47.
[32]"Who, What, When,
Where, Why: Report from Vietnam by Walter Cronkite", CBS Evening News.
February 27, 1968. Retrieved August 3, 2012.
[33]Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, Tlđd, t. 2, tr. 254.
[34]Vietnam
Eskalation Reicht
nicht,Der Spiegel
(18 /1968), (18-03-1968.
[35]Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, Tlđd, t. 2, tr. 255.
[36]Vietnam Eskalation Reicht nicht,Ibid.
[37] Đôn Obớcđoiphơ: Tết,Sđd, tr. 104.
[38] Tờ
báo
Tây
Đức Der Spiegel đưa ra
một con số khác:
49% người Mỹ cho rằng
sự tham chiến của
Hoa Kỳ
là
một sai lầm- con số
cao nhất kể từ
khi Chiến tranh Việt Nam bắt
đầu (Vietnam Eskalation Reicht nicht,Ibid).
[39] Tauxen Húppơxơ: Những giới hạn của sự can thiệp, Thư viện
Quân
đội, 1980.
[40]Starr, Jerold M., Ed: The Lessons of Vietnam War, Ibid, p.19.
[41]William J. Duiker: Vietnam – Nation in Revolution,
Westview Press, Colorado, 1983, p.64.
[42]Merle L. Pribbenow
II: General Võ Nguyên Giáp and the
Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive,Published by:
University of California Press, p.25.
[43]Merle L. Pribbenow II: General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious
Evolution…, Ibid, p.25.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
XIN CHÀO! NẾU CÓ NHẬN XÉT, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI LUÔN CÁM ƠN VÌ NHỮNG GÓP Ý CHÂN THÀNH!