Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

ĐÁNH THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 - 1968)



PGS, TS. Hồ Khang
Sau một loạt hành động chống phá và khiêu khích (nã pháo vào các đảo và một số vùng bờ biển miền Bắc, bắt ngư dân, tung biệt kích, thám báo vào sâu trong nội địa, dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ, lấy cớ cho việc tăng cường và mở rộng chiến tranh...), từ năm 1965, đế quốc Mỹ sử dụng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đây là một bộ phận khăng khít của chiến lược "chiến tranh cục bộ", hỗ trợ cho hoạt động của lục quân Mỹ trên chiến trường miền Nam.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG THÁNG 2-1979



PGS,TS. Hồ Khang
1- Ba khúc mắc lớn
Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2-1979 bùng nổ sau một loạt các khúc mắc, bất đồng và mâu thuẫn - những khúc mắc hoặc mới nảy sinh, hoặc đã được tích tụ qua năm tháng theo chiều dài quan hệ giữa hai quốc gia tuy cùng ý thức hệ, song không ít những “đồng sàng dị mộng”.
Vấn đề “nạn kiều”
Người Hoa là một trong số 54 dân tộc cùng hợp thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam. Họ di cư đến Việt Nam từ lâu đời, kéo dài trong nhiều thời kỳ với nhiều thành phần xã hội khác nhau. Họ đến cư trú ở hầu hết các nơi, tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các thị xã, thành phố lớn của Việt Nam. 

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

VIỆT NAM ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ THỰC HIỆN SÁCH LƯỢC “ĐÁNH – ĐÀM” (1967-1972)



PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Trong chiến tranh, quan hệ giữa quân sự và ngoại giao luôn là mối quan hệ chặt chẽ, quy định và chi phối lẫn nhau. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, quan hệ giữa giành thắng lợi quyết định trên chiến trường và củng cố, mở rộng thắng lợi đó bằng hoạt động ngoại giao thể hiện đậm nét qua thế đánh- đàm – một trong những sách lược tiến hành chiến tranh độc đáo đạt tới tầm nghệ thuật. Tuy nhiên, trước những phức tạp của bàn cờ chính trị thế giới tác động trực tiếp tới chiến tranh Việt Nam, bộ não lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã phải hết sức mềm dẻo, khéo léo, kiên quyết và bản lĩnh để thực hiện sách lược “vừa đánh, vừa đàm”.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NĂM 1972 VÀ BƯỚC NGOẶT TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN HỘI NGHỊ PARIS



PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự
1. Cục diện mới và thời cơ lớn
Năm 1971 là năm đánh dấu sự cố gắng cao nhất của chính quyền R. Nixon trên chiến trường Đông Dương. Huy động lực lượng lớn của quân đội Sài Gòn, với sự phối hợp chiến đấu của không quân và lục quân, Mỹ mở cuộc phiêu lưu quân sự lớn ra chiến trường đường 9 - Nam Lào, đi đôi với các cuộc hành quân lên Đông Bắc Campuchia và ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc hành quân, đặc biệt là cuộc hành quân lớn nhất ở đường 9 - Nam Lào đã thất bại thảm hại, khiến lực lượng quân sự của đối phương trên chiến trường giảm sút về số lượng, tinh thần suy yếu. Quân đội Sài Gòn cũng như quân đội thân Mỹ ở Campuchia và Lào ngày càng bị cô lập, mâu thuẫn. Sự lục đục, bất hòa trong tập đoàn lãnh đạo Sài Gòn cũng ngày một gay gắt, nhất là giữa Thiệu và Kỳ.